Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

SSI Research: Lãi suất ngân hàng có thể đã chạm đáy và sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm

 Lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và sẽ bắt đầu nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 với triển vọng nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trong giai đoạn tới.

Xem chi tiết tại: https://vietnambiz.vn/ssi-research-lai-suat-ngan-hang-co-the-da-cham-day-va-se-nhich-tang-trong-nua-cuoi-nam-202202220754271.htm

Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần 14/2-18/2, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và sẽ bắt đầu nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 với triển vọng nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trong giai đoạn tới, nhu cầu tín dụng tăng mạnh và áp lực lạm phát tăng dần.

Theo đó, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng 0,2 - 0,25 điểm % đối với nhóm NHTM Nhà nước. 

Trong thời gian qua, biểu lãi suất huy động đã được điều chỉnh tăng, đặc biệt dành cho khối khách hàng cá nhân nhằm thu hút lượng tiền gửi dư thừa, trong bối cảnh tín dụng đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với huy động tạo áp lực lên hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Ngoài ra, thanh khoản trong hệ thống trong tuần trước đã phần nào được cải thiện khi hoạt động thị trường mở (OMO) được sử dụng với tần suất và khối lượng ít hơn so với các tuần trước đó. 

NHNN bơm 522 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Tổng lượng tín phiếu đáo hạn trong tuần chỉ là 1.100 tỷ đồng và lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO duy trì ở mức cao, 14.900 tỷ đồng, chủ yếu đáo hạn vào tuần này. 

Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiệt phần nào, nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với giai đoạn trước đó. 

Kết tuần, kỳ hạn qua đêm ở mức 2,71% (giảm 0,15 điểm %) và kỳ hạn 1 tuần 2,82% (giảm 0,11 điểm %). Lãi suất các kỳ hạn dài trên 2 tuần ghi nhận thấp hơn (2 tuần 2,81%, 1 tháng 2,6% và 3 tháng là 2,82%), cho thấy kỳ vọng diễn biến lãi suất thị trường 2 sẽ sớm hạ nhiệt trong thời gian tới, SSI nhận định.

SSI Research: Lãi suất huy động sẽ nhích tăng đối với nhóm NHTM Nhà nước - Ảnh 1.

Trong tuần qua, trái ngược với diễn biến các đồng tiền khác trong khu vực, đồng VND ghi nhận mức mất giá tương đối mạnh trong tuần qua, khi giảm gần 0,6%.

Trên thị trường liên ngân hàng, USD/VND lên VND 22.828/USD, trong khi tỷ giá niêm yết tại các NHTM tăng 170 điểm, kết tuần ở mức VND 22.670/22.980. 

Các chuyên gia cho rằng diễn biến nhiều khả năng do mức nhập siêu mạnh trong nửa đầu tháng 2 ( giảm 3,9 tỷ USD) khiến cung cầu ngoại tệ bị mất cân bằng tạm thời. Song, cán cân thương mại sẽ nhanh chóng được cải thiện khi xuất khẩu hồi phục trong nửa cuối tháng 2. 

Trong khi đó, với mức chênh lệch tương đối lớn giữa hai thị trường tự do và ngân hàng, tỷ giá trên thị trường tự do không có nhiều biến động mạnh trong tuần và giao dịch ở 23.490-23.540 USD/VND. 

Giá vàng trong nước cũng có bước điều chỉnh mạnh trong tuần, tăng 1,5% và giúp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp xuống chỉ còn khoảng 10,7 triệu/lượng.

SSI Research: Lãi suất huy động sẽ nhích tăng đối với nhóm NHTM Nhà nước - Ảnh 2.

Nguồn: Bloomberg, SSI tổng hợp

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2021

Cùng với số dư nợ xấu tăng lên, các ngân hàng cũng ngày càng đẩy mạnh phòng thủ bằng dự phòng rủi ro. TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, ACB, Sacombank, Techcombank và LienVietPostBank.
TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2021 - Ảnh 1.
TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Đồ hoạ: Alex Chu.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng trong nước, tổng mức dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trong năm 2021 đạt 141.802 tỷ đồng, tăng đến 57,4% so với cùng kì năm trước.

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, ACB, Sacombank, Techcombank và LienVietPostBank. Tổng mức trích lập của các ngân hàng này đạt 123.903 tỷ đồng, chiếm 87,4% tổng trích lập của các nhà băng được thống kê.

Trong đó, BIDV là ngân hàng có mức trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất năm 2021 với 29.055 tỷ đồng, tương đương tăng gần 52,5% so với cùng kỳ.

Đứng thứ hai về mức trích lập dự phòng là Vietcombank với 25.976 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm, ngân hàng đã trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỷ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng với mức 424%.

Một "ông lớn" khác là VietinBank cũng đã tăng cường trích lập dự phòng trong năm vừa qua. Số dư dự phòng rủi ro cho vay của ngân hàng tăng gấp đôi với 25.795 tỷ đồng, giúp VietinBank đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Tại Hội nghị "Tổng kết công tác Đảng, tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022", lãnh đạo ngân hàng cho biết VietinBank đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo hướng thận trọng, nhằm chủ động ứng phó với những khó khăn có thể xảy ra trong thời gian tới.

Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức 1,3%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171%, cao hơn so với năm 2020. 

Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc Vietinbank đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhưng điều này tạo ra bộ đệm và nhiều khả năng sẽ làm cho ngân hàng tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Xét về con số tương đối, trong số 25 nhà băng ghi nhận tăng trưởng trích lập dự phòng so với cùng kỳ, VPBank là ngân hàng có mức tăng cao nhất với mức trích lập tăng 115% so với năm ngoái.

Một số ngân hàng khác cũng có trích lập dự phòng tăng mạnh so với cùng kỳ như VietinBank (105%), MB (101%), MSB (100%), ...

Đáng chú ý, trong nhóm ngân hàng khảo sát chỉ có một ngân hàng giảm trích lập dự phòng so với cùng kỳ là TPBank với 1.765 tỷ đồng trích lập dự phòng, giảm 7,4% so với cùng kỳ. 

Báo cáo mới đây của BVSC cho biết trong năm TPBank đã tích cực xóa nợ xấu, nâng số dư xóa nợ năm 2021 lên 2.919,6 tỷ đồng. Điều này sẽ giúp ngân hàng có thể hoàn nhập, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi. 

Chi phí dự phòng trong quý IV của ngân hàng cũng dịu lại ở mức 599,6 tỷ, giảm 7% so với cùng kỳ sau khi quyết liệt trích lập trong 9 tháng đầu năm.

Dự phòng rủi ro cho vay các ngân hàng năm 2021

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC.

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2021

 Top 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tính đến cuối năm 2021 bao gồm VPBank, NCB, Viet Capital Bank, VIB, PGBank, ABBank, Saigonbank, Eximbank, Kienlongbank và VietABank.

Xem chi tiết tại: https://vietnambiz.vn/top-10-ngan-hang-co-ty-le-no-xau-cao-nhat-nam-2021-2022021608411328.htm

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2021 - Ảnh 1.
TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Đồ hoạ: Alex Chu.

Theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2021 của 26 ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các nhà băng đến thời điểm cuối năm 2021 giảm 0,12 điểm % so với năm trước xuống còn 1,64%.

Trong đó, VPBank là ngân hàng có tỷ lệ cao nhất ở mức 4,47%. Tuy nhiên, đây là tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo tài chính hợp nhất, tức bao gồm của cả ngân hàng mẹ và công ty con. Nếu xét riêng ngân hàng mẹ, số dư nợ xấu chỉ nhích nhẹ 1% lên 5.630 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu thậm chí giảm từ mức 2,52% xuống 2,01%.

Sau VPBank, NCB và Ngân hàng Bản Việt là hai nhà băng có tỷ lệ nợ xấu cao thứ hai và thứ ba với mức lần lượt là 3% và 2,53%.

Những cái tên còn lại cũng góp mặt trong Top 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tính đến cuối năm 2021 bao gồm VIB, PGBank, ABBank, Saigonbank, Eximbank, Kienlongbank và VietABank.

Ở chiều ngược lại, mặc dù nợ xấu của Vietcombank đã tăng 17% lên 6.121 tỷ đồng, chủ yếu tăng tại nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng chỉ nhích nhẹ từ mức 0,62% lên 0,64%, mức thấp nhẩt trong số các ngân hàng khảo sát.

Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất còn có Techcombank (0,66%), ACB và Bac A Bank đều là 0,77%, SHB (0,8%),...

Theo ước tính của NHNN, tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ tiềm ẩn và nợ đã được cơ cấu lại theo Thông tư 01 ở mức 7,31% vào thời điểm cuối năm 2021. Chứng khoán SSI cho rằng con số thực tế nợ xấu của các ngân hàng sẽ lộ diện sau 30/6 do sẽ không còn đợt giãn nợ nào khác nên sau thời hạn này.

Theo Chứng khoán Mirae Asset, đối với các ngân hàng có tỷ trọng ngân hàng bán lẻ cao như VPBank, VIB, TPBank, tỷ lệ nợ xấu sẽ sớm được phản ánh trên báo cáo tài chính. 

Ngoài ra, do tác động của Thông Tư 14 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng được phép cơ cấu một phần dư nợ của khách hàng mà không chuyển nhóm. Vì vậy, tỷ lệ nợ được tái cơ cấu dựa trên Thông tư 14 có thể không đáng kể.

Song, một khi doanh nghiệp mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ thì nợ xấu tiềm năng từ các khoản nợ còn lại có thể khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, công ty chứng khoán nhận định.

Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng trong năm 2021

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp.

Top 10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ dịch vụ năm 2021

 Top 10 ngân hàng thu lãi cao nhất từ mảng dịch vụ còn bao gồm Vietcombank, BIDV, Techcombank, VietinBank, MB, Sacombank, VPBank, ACB, MSB, và VIB.

Xem chi tiết tại: https://vietnambiz.vn/ty-gia-ngoai-te-ngay-17-2-vietcombank-tang-manh-do-la-uc-bang-anh-20220217095448607.htm

Top 10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ dịch vụ năm 2021 - Ảnh 1.
Top 10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ dịch vụ năm 2021 - Ảnh 2.

Đồ hoạ: Alex Chu.

Theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại trong nước, tổng lãi thuần từ dịch vụ các ngân hàng đã tăng hơn 32% so với năm trước lên 55.121 tỷ đồng.

Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân về thu lãi từ dịch vụ với lãi thuần mang về trong kỳ đạt 7.407 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Theo sau đó là BIDV với 6.614 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2020. "Ông lớn" còn lại là VietinBank đứng ở vị trí thứ 4 với 4.952 tỷ đồng (tăng 14%), xếp ngay sau Techcombank với 6.382 tỷ đồng (tăng 41%).

Top 10 ngân hàng thu lãi cao nhất từ mảng dịch vụ còn bao gồm MB, Sacombank, VPBank, ACB, MSB, và VIB. Tính riêng 10 ngân hàng này, tổng lãi thuần dịch vụ đã chiếm  85% lãi dịch vụ của 26 ngân hàng thống kê, tương đương 46.634 tỷ đồng.

Về tốc độ tăng trưởng, nhiều ngân hàng ghi nhận thu từ dịch vụ tăng mạnh bằng lần so với cùng kỳ như MSB (tăng 250%), SeABank (222%), Kienlongbank (194%), NCB (221%) hay VietABank (147%).

Chẳng hạn tại MSB, trong năm 2021, ngân hàng thu lãi từ dịch vụ gấp 3,5 lần năm 2020, đạt hơn 2.873 tỷ đồng, với động lực chính đến từ phí dịch vụ đại lý bảo hiểm là 1.853 tỷ đồng.

Top 10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ dịch vụ năm 2021 - Ảnh 3.

Thu nhập từ cá khoản phí và dịch vụ của MSB. (Nguồn: BCTC ngân hàng).

Ở chiều ngược lại, ba ngân hàng có tăng trưởng âm ở mảng hoạt động này bao gồm Saigonbank (giảm 26%), OCB và Eximbank đều giảm 7%.

Năm 2021, thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tích cực với đóng góp chủ yếu từ thu nhập dịch vụ. Cụ thể, thu nhập ngoài lãi gia tăng tỷ trọng chiếm trung bình 24,9% trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng. 

Trong đó, thu nhập tư hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh nhờ vào phí bán chéo bảo hiểm (bao gồm phí Upfront được ghi nhận cho hợp đồng mới), phí thanh toán qua ngân hàng số và phí tư thẻ.

Tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng thu nhập duy trì trong khoảng 10 -12% trong năm qua. Một số ngân hàng có tỷ trọng cao bao gồm MSB (32%), Sacombank (18%), VIB (17%) và Techcombank (16%).

Chứng khoán VNDirect cho biết đa số ngân hàng đã tập trung phát triển và gia tăng thu nhập từ bảo hiểm trong vài năm qua bằng cách hợp tác với các đối tác như Prudential, Dai-Ichi Life, Manulife, và FWD. Riêng 6 năm vừa qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh với mức tăng trưởng kép 27%.

Lãi thuần từ dịch vụ các ngân hàng năm 2021

Top 10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ dịch vụ năm 2021 - Ảnh 4.

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp.

Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021

 Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021 còn bao gồm Vietcombank, MB, BIDV, ACB, VietinBank, SHB, Techcombank, Bac A Bank, TPBank và Sacombank.

Xem chi tiết tại: https://vietnambiz.vn/top-10-ngan-hang-co-ty-le-bao-phu-no-xau-cao-nhat-nam-2021-20220216165336067.htm

Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021 - Ảnh 1.
Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Đồ hoạ: Alex Chu.

Theo thống kê từ 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính có tới 11 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, điều này cho thấy nhiều ngân hàng đã chủ động tăng khả năng phòng thủ vượt mức nợ xấu đã phát sinh.

Trong năm, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều ngân hàng tăng mạnh đạt mức kỷ lục, có nơi vượt 400%. Cụ thể, Vietcombank hiện là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống với 424%, tăng 56% so với cuối năm trước. Như vậy, với mỗi một đồng nợ xấu, Vietcombank đã trích ra gần 4,3 đồng để dự phòng.

Phía ngân hàng cũng cho biết đã trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN.

Tại MB, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 268%, tăng 0,35 điểm % so với quý III và tăng 0,134 điểm % so với cùng kỳ. Đây là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 2 trong hệ thống và chỉ đứng sau Vietcombank.

Thậm chí, nếu xét riêng của ngân hàng mẹ, con số này còn lên tới gần 400%, tức mỗi đồng nợ xấu được dự phòng bằng 4 đồng.

Cuối quý IV, nợ tái cơ cấu của ngân hàng mẹ MB ở mức 3.600 tỷ đồng và ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ 3 năm theo quy định. Điều này tạo ra bộ đệm lợi nhuận giúp cho MB tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2022, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định.

Đứng sau MB là "ông lớn" BIDV với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 235%, mức cao nhất trong lịch sử. Tại thời điểm 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021 của ngân hàng ở mức 0,81%, giảm 0,73 điểm % so với năm 2020. Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100% cho nợ cơ cấu theo các Thông tư 01, 03, 14. 

Tại ACB, ngân hàng đã mạnh tay "củng cố" bộ đệm nợ xấu lên 5.862 tỷ đồng, qua đó nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ mức 160% lên 209%.

Ngoài các ngân hàng kể trên, Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021 còn bao gồm VietinBank (180%), SHB (170%), Techcombank (163%), Bac A Bank (162%), TPBank (153%) và Sacombank (121%).

Đặc biệt, có 7 ngân hàng đã giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm vừa qua có thể kể đến như Nam A Bank (giảm 35%), NCB (giảm 20%), HDBank (giảm 9%), Techcombank và VIB đều giảm 8%,...

Báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng mới đây của Chứng khoán SSI cho rằng việc chủ động trích lập dự phòng, giúp cải thiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu, qua đó sẽ giúp ngân hàng giảm áp lực trích lập dự phòng cho khoảng thời gian tiếp theo.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng giữ quan điểm cẩn trọng về rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém hoặc các ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng.

Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2021

  

TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến cuối năm 2021 gồm có BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank và SHB.

Theo thống kê từ 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 (Agribank là kết quả sơ bộ), tổng tài sản của các nhà băng tính đến thời điểm 31/12/2021 đã đạt gần 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm trước. 

Trong đó, xu hướng tăng chiếm chủ đạo với 26 ngân hàng có tổng tài sản tăng và duy nhất một ngân hàng ghi nhận giảm.

Sự thay đổi lớn nhất có thể thấy đó là BIDV đã vượt qua Agribank, trở thành nhà băng có quy môt tài sản lớn nhất toàn hệ thống với hơn 1,76 triệu tỷ đồng, tăng 16,2%. Trong khi đó, tăng trưởng tổng tài sản của Agribank năm qua chỉ chưa bằng một nửa (+7,1%), đạt 1.68 triệu tỷ đồng.

Vị trí thứ 3 và thứ 4 vẫn lần lượt là hai "ông lớn" VietinBank và Vietcombank với quy mô tổng tài sản là hơn 1,53 triệu tỷ đồng (tăng 14,2%) và hơn 1,41 triệu tỷ đồng (tăng 6,7%).

Ngoài nhóm big4 kể trên, TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến cuối năm 2021 còn có nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân bao gồm MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank và SHB.

Riêng khối tài sản của 10 ngân hàng trên đã lên tới gần 9,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng tài sản của 27 nhà băng được thống kế.

TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2021 - Ảnh 1.

(Đồ hoạ: Alex Chu).

Ở chiều ngược lại, 5 nhà băng có quy mô tài sản bé nhất hệ thống gồm có Kienlongbank, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Quốc dân, PG Bank và Saigonbank. Tổng tài sản của 5 ngân hàng này đều chưa chạm tới con số 100.000 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng, Kienlongbank là ngân hàng ghi nhận mức tăng tài sản lớn nhất tới 46,3% chủ yếu nhờ khoản mục tiền, vàng gửi và cho vay tại các TCTD khác tăng mạnh hơn 150% trong năm qua; khoản mục chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận cao gấp đôi so với hồi đầu năm.

Xếp thứ hai về tốc độ tăng trưởng là TPBank với mức tăng ấn tượng lên tới 41,9% so với đầu năm, nhờ dư nợ cho vay khách hàng tăng gần 18%, các khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác và tại NHNN cũng tăng mạnh.

Những cái tên nổi trội khác trong cuộc đua về tổng tài sản không thể không nhắc đến Techcombank, VPBank hay VIB.

Trong năm qua, Ngân hàng Quốc dân (NCB) là cái tên duy nhất có quy mô tổng tài sản tăng trưởng âm (-17,7%). 

Khoản mục tiền, vàng gửi các TCTD khác và cho vay các TCTD của ngân hàng này tính đến 31/12/2021 chỉ bằng 1/4 trước đó một năm, với 3.201 tỷ đồng (giảm hơn 8.900 tỷ đồng). Tuy vậy, cho vay khách hàng của NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,2% đạt 41.615 tỷ đồng.

TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Tổng tài sản của của các ngân hàng tính đến cuối năm 2021 và 2020. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC).

TOP 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất năm 2021

 Trong khi BIDV là quán quân cho vay của nhóm Big4 thì Sacombank hiện đang là ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất trong nhóm ngân hàng tư nhân.

Xem chi tiết tại: https://vietnambiz.vn/top-10-ngan-hang-cho-vay-khach-hang-nhieu-nhat-nam-2021-20220214073930375.htm

TOP 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất năm 2021 - Ảnh 1.
TOP 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Đồ hoạ: Alex Chu.

Trong năm 2021, trong bối cảnh ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho vay tuy nhiên mức tăng trưởng không cao như kỳ vọng. Tính đến hết năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 13,5% với xu hướng tăng yếu vào đầu năm và hồi phục mạnh trong quý cuối năm.

Theo thống kê từ 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính và số liệu kết quả kinh doanh, tổng số dư cho vay khách hàng đã tăng 14% trong năm qua.

BIDV vẫn tiếp tục giữ vị trí quán quân về lượng cho vay khách hàng với hơn 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm trước. Tiếp đó là Agribank, VietinBank đều với số dư trên 1 triệu tỷ đồng, Vietcombank là ngân hàng có số dư cho vay thấp nhất trong nhóm Big4 với hơn 960.000 tỷ.

Trong khi đó, Sacombank là ngân hàng dẫn đầu nhóm tư nhân tính tới thời điểm hiện tại (SCB chưa công bố BCTC).

TOP 10 ngân hàng có số dư cho vay khách hàng lớn nhất ngoài nhóm Big4 và Sacombank còn có sự góp mặt của các nhà băng như MB, SHB, ACB, VPBank và Techcombank.

Trong 27 ngân hàng có tới 21 tổ chức ghi nhận tăng trưởng cho vay ở mức hai con số với MSB là ngân hàng có mức tăng cao nhất 28% từ 79.341 tỷ lên 101.563 tỷ đồng.

Một số ngân hàng có mức tăng trưởng cao trên 20% phải kể đến gồm MB (21,9%); VPBank (22,2%); Techcombank (25,2%).

Trong năm 2022, mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đề ra là 14%, có điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Số dư cho vay khách hàng các ngân hàng thay đổi ra sao trong năm 2021

TOP 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất năm 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: Diệp Bình tổng hợp.